QUÊ HƯƠNG TÔI TU VŨ

22:17 |

QUÊ HƯƠNG TÔI TU VŨ

Quê hương tôi Tu Vũ 
Nơi mảnh đất Anh hùng 
Bên sông Đà hùng vĩ 
Có Ngòi Lạt lượn quanh!

Quê hương tôi nơi ấy 
Đất mẹ đã sinh ra 
Dù đi xa muôn hướng
Vẫn luôn nhớ quê nhà 
Quê hương Tu Vũ mùa lúa vừa cấy 

Hơn sáu mươi năm trước (*)
Lịch sử vẫn còn ghi 
Ông, cha tôi vẫn dạy
Luôn nhớ chiến thắng này...

Ấy là những trận đánh
Gắn liền với chiến công
Mỗi người con Tu Vũ 
Đều góp sức, đồng lòng 

Đánh tan thực dân Pháp 
Trên phòng tuyến Sông Đà
Mở đầu cho chiến dịch
Giải phóng tỉnh Hoà Bình

Chuyện ngày xưa dài lắm
Phải viết hết mấy trang
Sợ các bạn thất mệt
Nên ngắn gọn, nhẹ nhàng....

Có dịp tôi sẽ kể
Chuyện lịch sử xã nhà
Giờ chuyển sang tin mới
Những thay đổi quê ta....

Quê ta nay đổi mới
Đường xá tốt hơn rồi
Không còn cảnh mưa xuống
Lội bì bõm khắp nơi

Quê ta ngày càng đẹp
Nhà mới ngói đỏ tươi
Duy chỉ có Núi Chẹ
Nhìn xong chẳng dám cười

Quê ta nay có điện
Hết cảnh thắp đèn dầu
Ti vi toàn hình phẳng
Không xài ăng-ten râu

Quê ta về rất tiện
Cứ ra bến Mỹ Đình
Duỗi chân ngủ một giấc
Là đến đúng nhà mình

Quê ta nhiều đặc sản
Hoa quả theo bốn mùa
Có món Cuốn thơm phức *
Và rau Sắn nấu chua
Đường làng Tu Vũ

Quê ta giờ vui lắm
Gặp gỡ khắp mọi nơi
Nhờ anh Phây- sờ- búc
Kết nối hết mọi người

Quê ta người ở lại
Có bác đi rất xa
Tận ở bên Hàn Quốc
Nga, Đức, Bờ Biển Ngà...

Dù đi khắp bốn biển
Nhưng ai cũng nhớ nhà
Nơi chôn nhau cắt rốn
Hẹn ngày về không xa...

(*) Chiến thắng Tu Vũ ngày 10/12/1951
* Món Cuốn ở quê mình gồm hành luộc, trứng tráng mỏng, thịt, tôm, rau sống..ăn rất ngon.
Read more…

TQ với VN VIỆT NAM CHẤP 3 TRÁI

01:36 |
                                                     TQ với VN VIỆT NAM CHẤP 3 TRÁI
Trung Quốc đặt dàn khoan Hải Dương ở thời điểm Obama vừa đi thăm châu Á về là muốn thử vỗ vào mặt Obama một phát xem có dám phản ứng không, rồi cũng là thử xem sự ngon ăn của ASEAN thế nào, rồi cũng là thử xem Việt Nam có to còi không. Thời điềm này thế giới đang bấn loạn với U-kờ-rai-in, rồi mấy trăm bé gái tuổi dậy thì đang bị Hồi giáo cực đoan bắt cóc ở Nigeria chưa tìm ra, rồi Syria vẫn đùng đùng bốc cháy... Thế nên TQ nghĩ: "Thử phát xem sao!"




1. Vậy dàn khoan Hải Dương nằm ở đâu?

Từ phía Việt Nam, nếu lấy đường cơ bản ở đất liền hoặc đảo Lý Sơn làm chuẩn thì Hải Dương nằm lọt trong khu đặc quyền kinh tế của VN (200hải lý), rất gần chỗ mấy ExxonMobil và PetroVietnam tìm thấy dầu. Có thể nói Hải Dương đã theo mùi dầu mà mò đến đây. Lưu ý trong khu vực này, mỗi quốc gia có thể sử dụng"quyền chủ quyền", để khai thác, "quyền tài phán"để không cho ai khai thác, nhưng tàu bè nước ngoài vẫn có quyền tự do qua lại. Chính vì vậy, nếu Hải Dương không thả câu thì VN chỉ có quyền la làng chứ không có quyền đòi uýnh lộn.Từ phía TQ, chính phủ nước này cũng khăng khăng cho rằng Hải Dương vẫn nằm trong khi đặc quyền kinh tế của mình, nếu tính 200 hải lý từ Hoàng Sa, là quần đảo TQ đã chiếm từ mấy chục năm nay và cho là của mình (nhưng VN tất nhiên là đang đòi). Chưa hết, vị trí Hải Dương còn nằm cách đảo Hải Nam của TQ (đảo này thì đương nhiên là của TQ, không ai tranh chấp) có 180 dặm, tức là vẫn nằm trong khu 200 hải lý đặc quyền kinh tế.

Suy ra, Hải Dương (15°29’58’’ north latitude and 111°12’06’’ east longitude) đã nằm ở một vị trí khá mưu mô chiến lược, tức là ngay gần đường chia giữa của hai mảng đặc quyền kinh tế chỗ bịtrùm đè lên nhau. Bạn thử tưởng tượng thế này, nhà này có một cái vỉa hè để bán hàng, theo luậtlà 2 mét tính từ bậu cửa. Nhà đối diện cũng có 2 mét bán hàng. Nhưng khốn thay hai nhà này lại nằm gần nhau quá, khoảng cách từ nhà này đến nhà kia chỉ có 3 mét thôi chứ cóc phải 4m để màchia đều. Thế nên cái median line (phân chia) nónằm ở giữa. TQ đã đưa Hải Dương đến gần đúngđiểm mà NẾU đàm phán thì sẽ là biên giới vỉa hècủa hai nhà. Tuy nhiên, theo bản đồ thứ nhất của bài này thì Hải Dương đã vượt quá đường biên sang phần của VN, dù chỉ là tý chút. Nếu căn cứ vào đường median line này thì TQ sai lè.

2. Ai đúng ai sai?

Nhưng Hoàng Sa là quần đảo, tức là nhiều đảo nhỏ. TQ lấy cái đảo nào làm căn cứ cho Hải Dương khai thác dầu? Thì ra là đảo Tri Ton. Theoluật quốc tế, đảo làm căn cứ phải đạt đủ yêu cầusinh sống và thềm lục địa (habitability requirement for generating its own continental shelf). Tri Ton có hội đủ các tiêu chuẩn này hay không thì còn đang tranh cãi. Phía VN cho là không (Trí Ton là bãi đá ngầm), phía TQ bảo là có. Nếu tính từ đảo Tri Ton thì Hai Dương hoàn toàn không phạm luật (bản đồ thứ hai vùng màu đỏ). Chính vì vậy, Hải Dương nằm ở vị trí gây tranh chấp về QUYỀN khai thác kinh tế.Tiếp, đã là khu vực (vỉa hè) đang tranh chấp, thì theo luật quốc tế, bất kỳ động thái nào khai thác kinh tế đều không được ủng hộ. TQ ký quy tắc ứng xử Biển Đông năm 2002 với ASEAN rõ điều này hơn ai hết. Trong khi VN rất đúng luật, chỉ khai thác ở block 118 và 119, hoàn toàn khôgn nằm trong vùng đang tranh chấp.

3. Rồi sao?

TQ bảo là Hải Dương sẽ ù lì ở đó đến tận 18 tháng 8. VN chắc chắn sẽ không để yên, nhất là VN có sức mạnh quân sự, tuy hơi cũ kỹ nhưng vẫn đánh nhau được. Tàu đâm tàu hải giám VN cũng là taù hải giám chứ không phải là tàu quân sự. Hai nước này cũng đã ôm vai bá cổ rồi lại uýnh lộn nhau suốt, các ông bà ở chóp chắc chắn có cách để thương thảo với nhau. Túm lại là không có đánh nhau to đâu mà lo.

Kết luận: Thực ra TQ chơi hơi hèn. Chơi mấy trò bẩn bẩn như thế thì chỉ là nước nhiều tiền, giàu xổi kiểu trọc phú thôi chứ không thể đóng vai trò nước lớn, anh cả được mọi người tôn trọng.

Kết luận tiếp: Trong tình huống như thế này, để ủng hộ biên cương, dân tình phải tự thân tìm hiểu kỹ càng, tìm hiểu kỹ rồi thì phải mồm to, la làng mạnh cho xung quanh người ta nghe thấy (share/share/share). Người ta nghe thấy đến hóng hớt thì phải có hiểu biết mà giải thích cho người ta phải gật gù. Chưa cần đòi đánh nhau vội, thiên hạ vốn không hay ủng hộ đứa hiếu chiến.

Nguyễn Khánh Duy.
Read more…

TRẢ LỜI NHANH NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN TÌNH HÌNH BIỂN ĐÔNG

01:32 |

TRẢ LỜI NHANH NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN TÌNH HÌNH BIỂN ĐÔNG.

HỎI: Có phải TQ cắm giàn khoan ra mà ta không biết không ?

TRẢ LỜI : Tin TQ cắm giàn khoan là từ thông cáo báo chí của TQ thôi, thực tế căng thẳng nổ ra không phải vì TQ "đã cắm" mà là "đòi cắm", khi TQ dùng tàu hộ vệ kéo giàn khoan ra, lực lượng chấp pháp của ta ngay lập tức vào cuộc.






HỎI: Việc đòi đưa giàn khoan ra thăm dò có phải là một cái cớ?

TRẢ LỜI: Rõ ràng là như vậy, bởi trước hết đó là khu vực mà ta đã thăm dò, và không đủ lượng dầu khai thác đủ để bù lỗ đầu tư trạm khai thác dầu tại đây.

HỎI: Vậy chúng đưa giàn khoan ra làm gì ?

TRẢ LỜI: Để kết hợp với nhiều những thủ đoạn khác hòng kiểm soát vùng biển xung quanh Hoàng Sa.

HỎI: Vì sao Nga lại tập trận với TQ vào thời điểm này ?

TRẢ LỜI: Đây là chương trình đã được Nga và TQlên từ trước, có chăng là TQ quỷ quyệt gây hấn trước khi cuộc tập trận chung diễn ra.

HỎI: Sao không có nước nào ủng hộ chúng ta?

TRẢ LỜI: Có, ít nhất có hai nước lớn (không thể tiết lộ lúc này) đã tỏ ý ủng hộ toàn phần (ngay cả khi có chiến tranh)

HỎI: Liệu ở biên giới có gì xảy ra không ?

TRẢ LỜI: Đã có va chạm ở 2 nơi.

HỎI: Hội Nghị Thượng Đỉnh ASEAN diễn ra lúc nào ?

TRẢ LỜI: Hôm nay và ngày mai

HỎI: Ảnh hưởng của nó thế nào ?

TRẢ LỜI: Tùy vào kết quả, và rất khó nói.

HỎI: Có thể có chiến tranh không ?

TRẢ LỜI: Không loại trừ, nhưng nếu có chỉ là chiến tranh cục bộ.

HỎI: Nếu vậy sẽ có lệnh tổng động viên chứ?

TRẢ LỜI : Trong trường hợp đó quân nhân dự bị sẽ được gọi tái ngũ.

HỎI: Không phải quân nhân dự bị có đi được không ?

TRẢ LỜI: Được, nhưng phải trải qua huấn luyện trù bị.

HỎI: Có nên tham gia biểu tình lúc này ?

TRẢ LỜI: Đợi khi có chủ trương từ nhà nước, lúc đó thông thường Đoàn thanh niên hoặc Ủy ban Mặt trận Tổ quốc sẽ đứng ra tổ chức.

HỎI: Còn những lời kêu gọi biểu tình trên mạng?

TRẢ LỜI: Đa phần là của bọn phản động và các thế lực thù địch kích động nhằm quấy rối, gây bất ổn chính trị và chúng sẵn sàng đánh đổi lợi ích dân tộc nhằm mưu đạt lợi ích riêng cho cá nhân, nhóm nhỏ lợi ích.

Nguyễn Khánh Duy
Read more…

Hàng triệu người về Giỗ tổ Hùng Vương

02:57 |
Hàng triệu người về Giỗ tổ Hùng Vương

Lễ hội Đền Hùng năm nay diễn ra trong 5 ngày (5-9/4) với các sự kiện văn hóa nghệ thuật đặc sắc, ước tính thu hút hơn 5 triệu lượt khách viếng thăm.
Lễ hội được khai mạc ngày 5/4 tại khu di tích Đền Hùng (Việt Trì, Phú Thọ) với các gian hàng, triển lãm giới thiệu về văn hóa lịch sử vùng đất tổ. Bà Nguyễn Thị Tuyết Trinh, Phó giám đốc sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Phú Thọ cho biết, ban tổ chức ước tính 5 triệu lượt khách đến dâng hương tưởng nhớ các Vua Hùng trong dịp lễ hội.

Trong thời gian lễ hội, từ sáng đến đêm, các ngôi đền trong quần thể di tích Đền Hùng đón hàng ngàn lượt khách lên thăm và thắp hương.

Đúng 7h sáng ngày 9/4 (tức ngày mồng 10/3 âm lịch), nghi lễ dâng hương Giỗ tổ Hùng Vương đã diễn ra trang trọng với sự tham gia của lãnh đạo Trung ương và địa phương.
 

100 nam thanh niên - tượng trưng cho 100 người con trong truyền thuyết Mẹ Âu Cơ mặc đồ cổ trang diễu hành từ trung tâm lễ hội lên Đền Thượng.

Những trai tráng khỏe mạnh, ưu tú được chọn để rước kiệu lên Đền Thượng.

Người dân hào hứng tụ tập kín hai bên đường để xem, quay phim, chụp ảnh nghi thức dâng hương. Anh Võ Minh Sang (Hải Phòng) cho biết, anh và gia đình lên đây từ sáng qua để tham dự lễ hội. "Đây là một dịp tốt để con cháu trong nhà vừa đi chơi, đi lễ, vừa thêm hiểu biết về lịch sử dân tộc", anh Sang chia sẻ.

Các ông Lê Hồng Anh, thường trực Ban bí thư, Nguyễn Thiện Nhân - Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam và Bộ trưởng Văn hóa Thể thao Du lịch Hoàng Tuấn Anh, chủ trì lễ dâng hương.

Chủ tịch tỉnh Phú Thọ Chu Ngọc Anh thay mặt ban tổ chức đọc trúc văn bắt đầu nghi lễ dâng hương các vị Vua Hùng.

Sau khi các nghi lễ chính kết thúc, lực lượng an ninh và ban quản lý di tích bắt đầu để người dân vào viếng thăm.

 

Dù ban quản lý di tích đã bố trí các khay, đĩa để khách đặt tiền lễ, tiền công đức nhưng hiện tượng rải tiền lẻ bừa bãi vẫn diễn ra. Cánh cửa chính dẫn vào Hậu Cung ở Đền Thượng bị nhét kín tiền lẻ.

Khu vực giếng cổ bị người dân thi nhau ném tiền vào trong. Anh Đỗ Thanh Trung (Hà Nội) đang vo tiền, khuyến khích con trai ném trúng miệng giếng để cầu may cho biết, thấy mọi người làm anh cũng làm theo, hy vọng con trai ném trúng sẽ được các Vua Hùng phù hộ.

Các bãi gửi xe xung quanh di tích đều chật cứng từ sáng đến tối. Giá gửi xe được niêm yết 15.000 đồng cho xe máy và 20.000 đồng cho ôtô. Tuy nhiên, do lượng xe quá lớn, dịch vụ trông xe tự phát tại các nhà dân lân cận đẩy giá trông giữ lên 30-50.0000 đồng một xe.


Các bãi cỏ ven đường dẫn lên Đền được sử dụng để trải chiếu làm nơi nghỉ chân, ăn uống. Tình trạng xả rác gây mất mỹ quan. Dịch vụ cho thuê chiếu cũng nở rộ với giá dao động từ 15-20.000 đồng/chiếc.
 

Mai Uyên
Read more…

Thông điệp cho hậu thế!

07:24 |
PTO- Trong lịch sử ra đời và phát triển của các quốc gia trên thế giới, chưa có quốc gia nào lại có truyền thuyết về lịch sử hình thành dân tộc một cách sinh động và đầy tính thuyết phục như truyền thuyết về các Vua Hùng chọn đất đóng đô dựng nước Văn Lang - Nhà nước đầu tiên của dân tộc Việt Nam.

Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đã tìm ra bức thông điệp của những truyền thuyết dân gian ấy và khái quát hoá thành chân lý bằng lời dạy bất hủ: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước” để các thế hệ cháu con cùng nhau gìn giữ “giang sơn bờ cõi” và viết tiếp những trang sử hào hùng của dân tộc đến hôm nay và cả mai sau. Xuyên suốt mấy nghìn năm lịch sử, bức thông điệp ấy luôn được các thế hệ người Việt Nam kế tiếp nhau gìn giữ và phát huy giá trị truyền thống, trở thành "quốc bảo" của cả dân tộc Việt Nam. Cũng từ bức thông điệp vô cùng quý báu của cha ông ta đã để lại cho hậu thế hôm nay, Đảng và Nhà nước ta đã làm tăng thêm giá trị của bức thông điệp và ngày càng làm sáng tỏ ý nghĩa lý luận to lớn về bản chất mang tính quy luật của lịch sử, làm cho nó trở thành như một quy luật bất biến của quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tiến trình lịch sử dân tộc: “ Dựng nước phải đi đôi với  giữ nước”.
Các thế hệ cha ông mong muốn gửi cho hậu thế bức thông điệp qua việc tổ chức giỗ Tổ Hùng Vương để luôn nhắc nhở các thế hệ cháu con về cội nguồn dân tộc và tín ngưỡng thờ cúng Tổ tiên theo triết lý: "Cây có gốc, nước có nguồn, con người có Tổ, có Tông" thể hiện lòng biết ơn, tri ân công đức các Vua Hùng đã có công dựng nước Văn Lang như trong bộ sách sử "Việt Sử Lược" xưa nhất của nước ta còn lưu lại đã chép thì vào thời đại tương đương với vua Trang Vương nhà Chu ở Trung Quốc (696- 681 Tr.CN): "Ở vùng Gia Ninh có một dị nhân có khả năng dùng phép thuật thần kỳ để thuần phục các bộ lạc ở đó và tự xưng là Hùng Vương, đóng đô ở Văn Lang và đặt Quốc hiệu là nước Văn Lang, biết cách ghi chép sự kiện bằng cách thắt các nút dây thừng và biết làm chính trị, truyền được 18 đời tự gọi là Hùng Vương".
Thời vua Lê Thánh Tông, niên hiệu Hồng Đức nguyên niên (1470) đã cho soạn Ngọc phả Hùng Vương với tên gọi đầy đủ là: “Hùng đồ thập bát diệp Thánh Vương ngọc phả cổ truyền”, trong đó ghi rõ: "... Hoàng triều ta chuẩn cho miếu,  điện và các làng đăng cai là thôn Trung Nghĩa xã Nghĩa Cương được miễn tô thuế, tạp dịch để phụng thờ theo lệ cũ để dài lâu quốc mạch, lưu thơm muôn đời, thịnh cường mãi...".
Đến triều đại vua Lê Thái Tổ (Lê Lợi), sau khi đã giải phóng đất nước khỏi ách đô hộ 20 năm của phương Bắc, đã khẳng định nền độc lập tự chủ và nền văn hiến lâu đời của nước Đại Việt qua bản tuyên ngôn về lòng tự tôn dân tộc bằng nguyên lý: “Vật gốc từ Trời, người gốc từ Tổ, ví như nước và cây phải có gốc nguồn... Vì rằng gốc có vượng thì lá mới tốt, nguồn có sâu thì dòng mới dài, nếu không có nhân ân của đời trước bồi đắp dày dặn, phúc trạch đời trước chung đúc lớn lao, thì làm sao lại có thể được như (ngày nay) vậy”. (Lời tựa sách “Lam Sơn thực lục”).
Trong Đại Việt sử ký toàn thư của Ngô Sỹ Liên- bộ sử đầu tiên của nhà Lê đã ghi rõ quan điểm nhìn nhận, xác định giá trị về nguồn gốc của dân tộc cũng đã nói đến núi Nghĩa Lĩnh - nơi có Đền Hùng và giỗ Tổ Hùng Vương cùng với sự tự tôn dân tộc với các quốc gia láng giềng khác: "Sử để ghi chép việc, mà việc hay hay dở dùng làm gương răn cho đời sau... Nước Đại Việt ta ở phía Nam Nghĩa Lĩnh, thế là trời đã chia vạch Nam Bắc. Thuỷ tổ ta ra tự con cháu Thần Nông thị. Thế là Trời đã sinh ra chân chúa. Vì thế mới cùng Bắc triều đều làm chủ một phương”.
Giỗ Tổ Hùng Vương là nghi lễ thiêng liêng nhất trong tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương của các thế hệ đi trước tri ân công đức các Vua Hùng đã trở thành biểu tượng của nghi thức thực hành tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương thông qua việc tổ chức giỗ Tổ Hùng Vương là vấn đề linh thiêng nhất của tín ngưỡng đặc trưng văn hóa Việt Nam. Đó cũng chính là nền tảng cho lòng tự hào về một dân tộc có cội nguồn, có bản sắc văn hóa riêng và có nền độc lập chủ quyền về biên  giới quốc gia đối với các nước lân cận.
Thời Lê qua thời Tây Sơn tồn tại tuy ngắn ngủi, nhưng trong sách Nam Việt thần kỳ hội lục viết vào năm 1763 có ghi về việc triều đình ban sắc phong cho các địa phương thờ Hùng Vương thuộc xứ Sơn Tây viết: "...Thánh Tổ Hùng Vương đền thờ chính tại xã Hy Cương, huyện Sơn Vi, xứ Sơn Tây (đã được ban sắc phong). Dân các xã thuộc các huyện, xứ cùng phụng thờ tổng cộng có 73 xã (trong đó có 12 xã được ban sắc phong, 61 xã chưa được ban sắc".  Năm 1789, Hoàng đế Quang Trung Nguyễn Huệ sau khi đại phá quân Thanh thắng lợi chỉ một tháng sau đã ban một ân điển có viết: "... Nay Trẫm vâng mệnh trời, giữ việc giáo hoá, xét theo điển cũ thờ tự, chuẩn cho xã Hy Cương được làm dân hộ nhi, ban xuống cho hợp thành ân điển, theo lệ cũ làm trưởng tạo lệ...".
Thời nhà Nguyễn (1882-1945), với chủ trương nêu rõ nguồn gốc của quốc gia nên Đền Hùng và việc phụng thờ Hùng Vương càng được đề cao. Triều đình chuẩn y cho chép vào bộ Khâm định Việt sử thông giám cương mục mở đầu từ thời đại Hùng Vương. Hàng năm, triều đình liên tục cử các quan đại thần và cấp tiền để tu bổ, xây dựng đền thờ và Lăng mộ Hùng Vương ở Đền Hùng. Quy định Xuân, Thu nhị kỳ hàng năm mở hội làm lễ tế. Hùng Vương được đưa vào hàng Thượng đẳng thần và rước linh vị các Vua Hùng từ Đền Hùng vào thờ tại miếu "Lịch đại đế vương" giữa kinh đô Huế.
Cách mạng tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ban hành sắc lệnh số: 22C NV/CC, ngày 18- 2 - 1946, quy định về các ngày nghỉ lễ, trong đó có ngày giỗ Tổ Hùng Vương được nghỉ 1 ngày. Ngày 11-4-1946,  nhân dịp giỗ Tổ Hùng Vương đầu tiên của nước Việt Nam vừa giành được độc lập. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đồng ý để nhân dân thủ đô Hà Nội tổ chức giỗ Tổ Hùng Vương với các nghi thức truyền thống trọng thể ngay tại Thủ đô Hà Nội. Lần đầu tiên một nguyên thủ Quốc gia, Chủ tịch nước Việt Nam mới đã đến dự cùng với đông đảo các tầng lớp nhân dân Thủ đô với linh khí thiêng liêng của ngày giỗ Tổ hòa quyện với tinh thần cách mạng trong ngày độc lập dân tộc vừa thành công đã để lại dấu ấn sâu sắc trong ký ức của đông đảo quần chúng nhân dân thủ đô như một mốc son không thể nào phai.
Cùng thời gian đó, quyền Chủ tịch nước Huỳnh Thúc Kháng dẫn đầu một đoàn đại biểu của Chính phủ đã đích thân lên Đền Thượng trong Khu di tích lịch sử Đền Hùng tại Phú Thọ dự lễ và đã dâng lên ban thờ Tổ Tiên tấm bản đồ non sông gấm vóc Việt Nam và một thanh kiếm để thể hiện ý chí "Độc lập tự do; Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh" của toàn dân quyết giữ vững nền độc lập non trẻ của Tổ quốc.
Kế tục truyền thống giỗ Tổ Hùng Vương và để tôn vinh giá trị tinh thần to lớn của di sản văn hóa truyền thống. Đảng, Nhà nước và Chính Phủ đã chính thức quy định ngày giỗ Tổ Hùng Vương là ngày Quốc lễ của toàn thể dân tộc.
Đặng Đình Thuận
Read more…

"Dù ai đi ngược về xuôi Nhớ ngày Giỗ Tổ mùng mười tháng ba"

07:20 |
"Dù ai đi ngược về xuôiNhớ ngày Giỗ Tổ mùng mười tháng ba"
Đã là người Việt Nam không ai là không biết đến câu ca ấy và đến ngày Giỗ Tổ hàng triệu bước chân của con Lạc cháu Hồng lại nô nức hành hương về Đền Hùng, thành kính một niềm tin thiêng liêng trở về cội nguồn dân tộc. Từ nhiều năm nay tỉnh Phú Thọ đã tổ chức Lễ hội Đền Hùng - Giỗ Tổ Hùng Vương đúng với tầm vóc là lễ hội lớn của dân tộc. Đặc biệt, sau khi "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ" được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại tháng 12 năm 2012, lễ hội Đền Hùng năm Qúy Ty  2013, đã được tổ chức rất trang trọng,  thiêng liêng, hoành tráng gắn với việc vinh danh gây ấn tượng sâu đậm trong lòng đồng bào và du khách.

Theo thống kê của BQL Khu di tích Lịch sử Đền Hùng, từ mùng 1 Tết Nguyên Đán đến giữa tháng 2 âm lịch đã có hơn 1 triệu lượt người hành hương về Đền Hùng  dâng hương tri ân công đức Tổ tiên.
Ảnh: Đinh Vũ

Trần Văn QuangTheo số liệu thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và  Du lịch năm 2005, toàn tỉnh có 326 di tích thờ Hùng Vương, vợ con, tướng lĩnh và các nhân vật liên quan đến thời đại Hùng Vương trải rộng ở các địa phương trong tỉnh, trong đó  Đền Hùng là trung tâm thực hành tín ngưỡng lâu đời nhất. Theo dòng chảy của thời gian, trải qua bao biến cố thăng trầm, di sản văn hóa của dân tộc vẫn trường tồn và ngày càng phát triển. Nếu lấy Đền Hùng làm tâm điểm và mở rộng ra xung quanh với bán kính vài chục km, ta thấy dày đặc các giá trị văn hóa phi vật thể và vật thể: Đó là kho tàng văn hóa dân gian với biết bao truyền thuyết lịch sử, tục hèm  thờ cúng , nghi thức lễ hội, trò diễn hội làng... liên quan đến thời đại Hùng Vương được lưu truyền từ đời này sang đời khác. Từ huyền thoại lịch sử về Cha Lạc Long Quân kết duyên cùng Mẹ Âu Cơ sinh ra đồng bào ta trong "Bọc trăm trứng", đến những việc trọng đại quốc gia: Chọn đất đóng đô, cầu người hiền tài giúp vua giúp nước đánh  giặc ngoại xâm, chọn người kế vị, cầu mùa màng tốt tươi đến việc thường ngày: Dạy dân cấy lúa, chăn tằm ươm tơ, làm bánh  nấu mật, ca hát giao duyên... Mỗi một truyền thuyết đều gắn với một địa danh, một lễ hội cụ thể ở vùng Đất Tổ. Đến Phú Thọ,  nghe các câu chuyện kể về thời các Vua Hùng, xem các di vật khảo cổ ta có thể hình dung một cách rõ nét về cuộc sống sinh hoạt, lao động sản xuất, đánh giặc giữ làng và nhiều phong tục tập quán của ông cha ta từ buổi đầu dựng nước. Ngoài tín ngưỡng và lễ hội Đền Hùng, còn có những lễ hội dân gian rất đặc sắc gắn với các thời đại Hùng Vương liên quan tới Đền Hùng và vùng phụ cận của Đền Hùng.

Tại khu vực Đền Hùng hiện vẫn còn bảo lưu khá nhiều dấu tích về thời dựng nước. Đền Thượng trên núi Nghĩa Lĩnh có Điện Kính Thiên (điện thờ Trời trên núi Nghĩa Lĩnh), tương truyền đây là nơi các Vua Hùng lên tế lễ trời đất, cầu cho mưa thuận gió hòa , muôn dân no đủ , cũng là nơi thờ thần Núi, thờ hạt Lúa thần. Trên đỉnh núi Trọc lớn nằm liền kề núi Nghĩa Lĩnh có hòn đá Cối Xa (còn gọi là đá Ông, đá Bà) gắn với nghi thức cầu sinh thực khí. Tại Đền Trung theo truyền thuyết là nơi các vua Hùng bàn việc nước, cũng là nơi Hoàng tử Lang Liêu dâng bánh chưng, bánh giầy trong cuộc thi chọn người kế vị thời vua Hùng thứ 6. Khu vực Đền Hạ tương truyền nơi mẹ Âu Cơ sinh ra bọc trăm trứng nở thành 100 người con trai là nguồn gốc của cộng đồng người Việt. Đền Giếng là nơi thờ hai công chúa Tiên Dung, Ngọc Hoa con gái vua Hùng thứ 18...
Khởi nguyên là tín ngưỡng thờ thần Núi và suy tôn thờ Vua Hùng - người có công cao như núi mà sau này các triều đại nhà nước phong kiến đã truy phong những mỹ tự ghi tại các bài vị thờ ở đền Hạ, đền Trung, đền Thượng. Bước sang  thế kỷ XV triều Lê, là giai đoạn lịch sử có sự phát triển đặc sắc trên nhiều phương diện trong đó có việc đề cao Nho giáo với tư tưởng trung hiếu. Vì vậy, việc tôn vinh di tích Đền Hùng và các Vua Hùng có công dựng nước đã phát triển lên một tầm cao mới trong hệ tư tưởng văn hóa Việt Nam. Vua Lê Thánh Tông năm Hồng Đức nguyên niên ( 1470) đã cho soạn thảo Ngọc phả Hùng Vương, phong cho dân làng Cổ Tích - Hy Cương là "Dân trưởng tạo lệ" miễn phu phen tạp dịch để thờ phụng các Vua Hùng. Hàng năm nhà nước cấp 1 quan tiền và 3 đấu gạo cộng với hoa lợi từ ruộng đất mà vua ban không phải nộp thuế để làm lễ Giỗ Tổ Hùng Vương.
Đến triều Nguyễn việc phụng thờ Hùng Vương càng được đề cao. Hàng năm triều đình cử các quan đại thần về Giỗ Tổ và cấp tiền tu bổ xây dựng đền thờ, lăng mộ Hùng Vương ở Núi Hùng (lăng Vua Hùng thứ 6 được xây vào năm 1874); và quy định xuân thu nhị kì hàng năm dân chúng mở hội làm lễ tế. Hùng Vương được đưa vào hàng Thượng đẳng thần và cho rước linh vị vào thờ tại miếu  "Lịch Đại Đế Vương" ngay giữa kinh đô Huế. Năm 1917 triều Nguyễn quy định rõ ngày Quốc lễ  là ngày 10-3 âm lịch hàng năm, định lệ 5 năm một lần tổ chức chính hội, năm lẻ là hội lệ. Ngày Giỗ Tổ năm hội lệ, quan tuần phủ tỉnh Phú Thọ về Đền Hùng làm chủ lễ, quan tri phủ, tri huyện làm bồi tế; năm tổ chức hội chính quan Thượng thư bộ lễ của triều đình làm chủ lễ, bồi tế là quan tuần phủ, quan tri huyện sở tại.
Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kí sắc lệnh số 22c NV/CC ngày 18/2/1946 quy định các ngày nghỉ lễ trong năm, trong đó có ngày Giỗ Tổ Hùng Vương toàn dân và viên chức được nghỉ một ngày. Trong dịp Giỗ Tổ Hùng Vương năm 1946, quyền Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa Huỳnh Thúc Kháng cùng đoàn đại biểu Chính phủ lên dự lễ Giỗ Tổ, cụ Huỳnh kính cẩn dâng lên ban thờ các Vua Hùng ở Đền Thượng tấm bản đồ Việt Nam và một thanh kiếm thể hiện ý chí của toàn dân tộc quyết tâm giữ gìn bảo vệ đất nước mà Tổ tiên đã gây dựng nên. Sau cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi, ngày 19- 9-1954 trên đường về tiếp quản Thủ đô, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã về Đền Hùng kính cáo Tổ tiên, tại đây Người đã nói câu nói bất hủ: "Các Vua Hùng đã có công dựng nước / Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước". Trong những năm cuối của thế kỉ XX, đầu thế kỉ XXI, Đền Hùng và lễ hội Đền Hùng đã được Đảng, nhà nước ta tôn vinh ở tầm cao mới, thể hiện ở các văn bản quy định tổ chức Đền Hùng theo nghi thức cấp nhà nước vào các năm chẵn, cấp tỉnh vào các năm lẻ cùng các quy định về tôn tạo bảo vệ di tích Đền Hùng, rừng quốc gia Đền Hùng.... sao cho xứng tầm là di tích xếp hạng đặc biệt của quốc gia, để Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, ngày Giỗ Tổ Hùng Vương thực sự là ngày hội lớn của dân tộc Việt Nam.
Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng trước đây, hiện nay và mai sau luôn là điểm tựa tâm linh của muôn người đất Việt. Hành hương về Đền Hùng là niềm tin thiêng liêng trở về với cội nguồn dân tộc. Điều đó làm cho mỗi người dân thêm tự hào về truyền thống và lịch sử văn hóa Tổ tiên cha ông để lại; thấy rõ trách nhiệm tiếp tục giữ gìn và phát huy giá trị di sản văn hóa để có sức sống mãnh liệt lâu bền không chỉ cho hôm nay mà cả muôn đời sau.
Trần Văn Quang
Read more…

Đâu là nguyên nhân của thất bại trong giới trẻ?

18:17 |

Đâu là nguyên nhân của thất bại trong giới trẻ?


Trong môi trường các doanh nghiệp nói riêng và xã hội nói chung, như tôi quan sát, có nhiều bạn trẻ bằng lòng với công việc mình đang làm. Các bạn còn thờ ơ với sách vở, xem việc có tấm bằng đại học là đã đủ. Nhiều bạn chỉ thích lang thang trên mạng và như đang trôi vô định trong dòng đời.


Là một doanh nhân, tôi thường nhận được câu hỏi của nhiều bạn trẻ: cần phải tự học như thế nào để giàu có và thành công?

Nhiều bạn đang chọn cuộc sống làng nhàng và không có nhu cầu tự học hay tự hoàn thiện bản thân. Và như là một sự tất yếu, may mắn chỉ mỉm cười với những người luôn nỗ lực vươn lên và chủ động tạo cơ hội cho mình.

Ảnh minh họa.

Là lãnh đạo cao nhất của doanh nghiệp, tôi luôn mong muốn công ty mình trở thành một tổ chức học hỏi. Tôi thành lập thư viện, tặng sách hay cho nhân viên, tổ chức các buổi đào tạo, quan tâm đến hoạt động của Đoàn thanh niên, hỗ trợ chi phí học đại học cho nhân viên… Tôi mong muốn tạo điều kiện để các bạn trẻ trong công ty có cơ hội phát triển bản thân thông qua việc tự học.

Tuy nhiên, người lãnh đạo hay đàn anh đi trước chỉ có thể gợi mở, định hướng, tạo điều kiện chứ không thể bắt ép nhân viên đọc sách hay thúc ép tham gia các khóa học. Chưa kể dù có ngồi trong lớp học đi nữa mà người đó không thích hoặc không muốn ứng dụng điều mình học vào cuộc sống, biến kiến thức của thiên hạ thành tài sản của bản thân thì thời gian ngồi trong lớp học cũng thành vô ích!

Cho nên, chia sẻ với những bạn trẻ, tôi cho rằng điều đầu tiên cần phải xác định học hỏi là một nhu cầu của bản thân, để mỗi người có thể giỏi hơn, hoàn thiện mình hơn ngày hôm qua.

Một ngày trôi qua mà không tiếp thu, tích lũy được điều gì mới, có ích thì đó là một ngày lãng phí!

Việc tích cực học hỏi có thể chưa mang lại ngay vị trí tốt hơn trong công việc nhưng chắc chắn với tinh thần cầu tiến và thái độ sẵn sàng học hỏi, bạn trẻ đó sẽ làm tốt hơn công việc được giao và giúp ích được những người xung quanh. Hơn nữa, chính kiến thức được tích lũy và những thành công nho nhỏ trong công việc sẽ giúp chúng ta tự tin và vui sống.

Internet, sách vở hiện nay là nguồn kiến thức vô tận. Tôi biết rất nhiều người thành đạt, giàu có và lớn tuổi hơn tôi nhưng đang không ngừng học hỏi. Vừa rồi tôi có trò chuyện với cô Tôn Nữ Thị Ninh. Cô Ninh cho biết một trong những điều tiếc nuối nhất trong cuộc đời cô là có một giai đoạn vì quá bận rộn nên cô không có thời gian đọc sách.

Các bạn nhân viên từng vào phòng làm việc của tôi và thấy tôi đọc sách. Và mỗi lần bước chân vào cửa hàng sách, tôi luôn choáng ngợp kèm theo nỗi lo lắng. Có quá nhiều sách mới, kiến thức mới mà mình cần phải biết. Tác dụng và ý nghĩa của việc đọc sách chắc không cần phải nhắc lại. Tôi rất tâm đắc với câu nói của Thomas Carlyle: "Chúng ta sẽ trở thành gì phụ thuộc vào điều chúng ta đọc sau khi tất cả thầy cô giáo đã xong việc với chúng ta. Trường học vĩ đại nhất chính là sách vở".

Cần có huấn luyện viên

Cũng hãy xem ví dụ về các vận động viên tennis nhà nghề. Đa số họ đều có huấn luyện viên và nếu vận động viên phải thi đấu với huấn luyện viên, có lẽ đa số vận động viên sẽ chiến thắng. Thế nhưng, tại sao họ vẫn cần huấn luyện viên. Vì huấn luyện viên là người có thể nhìn ra những điểm mà vận động viên chưa hoàn thiện và giúp họ rèn luyện để cải tiến.

Trong đời thực cũng vậy. Ngoài những người thầy trên lớp, bạn vẫn nên tìm kiếm để có được những người thầy ngoài giảng đường, giúp định hướng và chỉ ra được những điểm chưa tốt để mình hoàn thiện. Bạn có thể học hỏi và ghi nhận những lời chỉ dẫn từ lãnh đạo phòng, các bạn đồng nghiệp, người thân trong gia đình.

Cuối cùng, việc tự học còn đến từ sự dấn thân và trải nghiệm. Chính thực tế khắc nghiệt sẽ là người thầy khó tính nhưng giàu kinh nghiệm. Chỉ có hành động mới mang lại kết quả và thất bại sẽ giúp bạn trưởng thành.

Để can đảm dấn thân, bạn cần một thái độ sống tích cực và sẵn sàng học hỏi. Thomas Edison đã không lùi bước sau 999 lần thất bại trước khi phát minh thành công bóng đèn điện. Có thể các công việc khi bắt đầu chỉ là những công việc giản đơn, buồn tẻ. Nhưng nếu bạn hoàn thành một cách xuất sắc, bạn sẽ được công nhận. Tôi định nghĩa sự chuyên nghiệp chính là việc hoàn thành công việc được giao vượt trên sự mong đợi.Bạn hãy trở thành một người làm việc chuyên nghiệp như giá trị cối lõi của công ty đã đề ra.

Luôn luôn có cơ hội thành công và làm giàu cho những bạn không ngừng học hỏi và nỗ lực vươn lên. Cuộc sống vốn công bằng. Bạn sẽ nhận được những gì mình nỗ lực và cho đi. Hãy đừng bằng lòng với một cuộc sống buồn tẻ, làng nhàng mà hãy cố gắng đọc sách, học tập trong và ngoài giảng đường, dấn thân, trải nghiệm để sống một cuộc đời có ích.

Học tập là sự nghiệp của cả một đời người!

NGUYỄN TUẤN QUỲNH
Tổng Giám đốc Công ty CP Nhiên liệu Sài Gòn - SFC
Read more…

Tướng Giáp - ''Ngọn núi lửa phủ tuyết''

02:16 |
Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong một bức ảnh chụp tại Hà Nội năm 2008. Ảnh: AFP
 
Hàng loạt hãng thông tấn và báo chí lớn của thế giới hôm qua đưa tin Tướng Giáp từ trần, trong đó nhiều báo có bài viết dài nhìn lại cuộc đời và sự nghiệp "vị tướng huyền thoại của Việt Nam". 
"Họ Võ nghĩa là 'võ trang' và tên Giáp nghĩa là 'chiếc áo giáp', nó phù hợp với một người đàn ông đã giúp đánh bại những cường quốc quân sự lớn", hãng truyền thông BBC của Anh hôm qua mở đầu bài viết về sự nghiệp lừng lẫy của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
"Là một người Cộng sản tận tụy, Võ Nguyên Giáp chưa bao giờ được huấn luyện quân sự chính thức nhưng lại có được tiếng tăm với tư cách một chiến lược gia tài ba, người kiến tạo nên những chiến thắng chống lại các lực lượng được trang bị tốt hơn nhiều về mặt kỹ thuật", BBC đánh giá.  
Hãng tin khẳng định với việc đánh thắng quân Pháp tại Điện Biên Phủ năm 1954, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã trở thành vị chỉ huy quân đội đầu tiên ở châu Á đánh bại một cường quốc phương Tây.
Ông cũng là người giám sát cuộc tổng tấn công nổi dậy mùa xuân Mậu Thân 1968 chống lại lực lượng Mỹ, và thường được coi là một trong những nhân tố dẫn tới sự rút lui của Mỹ khỏi Việt Nam.
Tướng Võ Nguyên Giáp. Ảnh: Catherine Karnow.
Loạt báo lớn của Pháp như Le MondeLe ParisienLibérationLe Figaro cũng đưa tin Tướng Giáp qua đời, gọi ông là "Napoleon của Việt Nam", "Anh hùng Điện Biên Phủ" hay "thiên tài quân sự". 
Báo Le Monde cho rằng, chính nhờ có ông, Việt Nam đã có nhiều lần áp dụng chính sách khi mềm dẻo, khi cứng rắn hợp lý, trong cuộc chiến giành độc lập của dân tộc.
Truyền thông Mỹ như CNNWall Street JournalNY Times hôm qua cũng đăng nhiều bài viết dài về cuộc đời và sự nghiệp quân sự của vị đại tướng Việt Nam, cũng là cách thể hiện tình cảm và sự đánh giá cao đối thủ một thời. 
NY Times có bài viết mang tựa đề "Tướng Võ Nguyên Giáp, người đánh đuổi quân Mỹ khỏi Việt Nam, từ trần", với nội dung hồi tưởng lại lý thuyết tác chiến và phong cách chỉ huy quân sự của Tướng Giáp. Theo báo này, nhiều người Mỹ đánh giá Võ Nguyên Giáp ngang hàng với những thiên tài quân sự Mỹ như McNamara, Erwin Rommel. Tướng Giáp làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy toàn cầu, và từ đó trở thành nhân vật quân sự Việt nhận được quan tâm đặc biệt của phương Tây.
Cũng theo NY Times, đại tướng cũng có những bình luận rất tích cực về Mỹ sau khi Việt Nam-Mỹ bình thường hóa quan hệ năm 1995. Thậm chí khi nói về nền quân sự Mỹ, ông Giáp từng bày tỏ "nếu được chỉ huy thích đáng, binh sĩ Mỹ cũng đánh trận rất xuất sắc". 
Ông từng ba lần là nhân vật chính của tạp chí TIME. Năm 1972, khi Tướng Giáp 60 tuổi, TIME dẫn lời một học giả người Pháp gọi vị tướng là "ngọn núi lửa phủ đầy tuyết", để mô tả trái tim đầy nhiệt huyết bên trong phong thái bình tĩnh kiên cường của ông.
Read more…
.